Lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi luôn có những bất thường trong tính cách, hành vi. Nhưng một khi tình trạng tâm lý có những biểu hiện không mấy tích cực thì rất có thể đây là sự bắt đầu cho chứng bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì.
Một trong những nguyên nhân thường thấy ở trẻ bị trầm cảm là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình.
Hiện nay giới trẻ đang phải đối mặt với những cám dỗ ngoài xã hội trong đó có nghiện game và lạm dụng chất kích thích. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở tuổi thiếu niên.
Nặng nề hơn nữa là sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành, thi cử làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, đôi lúc chính sức ép từ phía phụ huynh lại khiến con em mình rơi vào tình trạng trầm cảm tuổi học đường.
Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho con cái.
Áp lực học tập là 1 trong những nguyên nhân gây nên trầm cảm ở tuổi dậy thì
Thanh thiếu niên là lứa tuổi có nhiều cảm xúc lẫn lộn nhất. Khi cảm thấy chán nản một điều gì đó, chúng thường có xu hướng trở nên nóng tính và thể hiện sự tức giận bằng cách la hét, đập cửa hay những điều tương tự.
Chính vì có những suy nghĩ bất thường mà ở độ tuổi này trẻ bắt đầu xem cuộc sống của mình vô vị, thường tự cho mình là người vô dụng. Các bậc phụ huynh nên cẩn thận vì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang có xu hướng trầm cảm.
Việc trẻ luôn giữ thái độ ảm đạm, trầm lắng trong mọi tình huống mà không có lý do chính đáng phản ánh trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý. Đây chính là lúc phụ huynh cần dành nhiều thời gian tìm hiểu và giúp đỡ con vượt qua, tránh để hiện tượng này xảy ra với tần suất liên tục.
Sự thay đổi mạnh mẽ trong kiểu ngủ cũng như thói quen ngủ cũng là một trong những dấu hiệu quan trọng của bệnh trầm cảm ở tuổi thiếu niên. Cha mẹ cần phải thận trọng và theo dõi con một cách cẩn thận đặc biệt khi thấy trẻ ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít.
Việc trẻ tự tách mình ra khỏi bạn bè và gia đình thì đó là một dấu hiệu đáng báo động dành cho các bậc phụ huynh. Đây là lúc trẻ cần được giúp đỡ.
Khi có những dấu hiệu trầm cảm, một số thanh thiếu niên tìm đến với đồ ăn như là cách để giải tỏa tâm lý. Tuy nhiên việc ăn uống quá mức sẽ dẫn đến nhiều vấn đề đối với sức khỏe của trẻ, thậm chí nó cũng không giúp chúng giải quyết các vấn đề về tâm lý.
Việc trẻ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi ở mọi lúc cũng có thể là một tiếng chuông cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh về tình trạng của trẻ.
Trẻ thường có xu hướng gắn bó với đồ vật, hoạt động mà chúng thích. Tuy nhiên đối với một số trẻ sau một thời gian chúng bắt đầu mất hứng thú và rút lui khỏi các hoạt động mà chúng rất yêu thích. Điều này chứng tỏ trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý.
Bắt đầu cảm thấy mất hứng thú về công việc cũng như sở thích
Thù địch quá mức hay nổi loạn có thể là một cách để đối phó với sự chán nản của chúng. Thay vì trừng phạt, phụ huynh nên cố gắng quan tâm con hơn và tìm hiểu những lý do thực sự đằng sau những hành vi như vậy.
Đây là một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhất. Phụ huynh nên đặc biệt chú ý đến những lời nói, cử chỉ của trẻ khi chúng liên tục nói về cái chết.
Quan tâm và hỗ trợ con trong độ tuổi mới lớn là điều rất cần thiết. Khi con của bạn có những biểu hiện không bình thường, thì các bậc phụ huynh nên đến các bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ tâm lý để giúp con thoát khỏi giai đoạn khó khăn này.