Vệ sinh phụ nữ hằng ngày đúng cách giúp các chị em phụ nữ tránh khỏi những căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa và duy trì sức khỏe sinh sản lành mạnh.
Từ trước đến giờ không ít chị em vẫn còn khá mơ hồ về vấn đề vệ sinh vùng kín. Nhiều người chỉ hiểu đơn giản đó là rửa “cô bé” với nước. Có người còn dùng cả sữa tắm, dầu gội để rửa vùng kín mà không hề biết rằng nếu sử dụng sai có thể làm thay đổi độ cân bằng pH ở môi trường âm đạo. Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của những vi khuẩn gây hại.
Một số chị em cho rằng việc làm vệ sinh vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ nữ thi thoảng mới làm một lần hoặc chỉ dùng khi đã nhiễm bệnh phụ khoa. Nhưng theo các chuyên gia, cũng giống như việc vệ sinh cơ thể (tắm, gội), vùng kín lại càng phải vệ sinh chăm sóc thường xuyên do nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Hoặc một số phụ nữ lại sử dụng các dung dịch sát khuẩn mạnh, các chất có tính kiềm mạnh, rồi thụt rửa sâu âm đạo gây phá vỡ cân bằng PH âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tăng sinh gây viêm nhiễm.
99% dung dịch vệ sinh thông thường chỉ có tác dụng vệ sinh, làm sạch, không có công dụng dưỡng ẩm vùng kín. Trường hợp, có công dụng, thì cũng không hoạt chất dưỡng ẩm đảm bảo hiệu quả cao.
99% các dung dịch và gel vệ sinh hiện nay không có thành phần và cơ chế liên quan tới việc kích thích lợi khuẩn phát triển, giúp cân bằng vi sinh tại vùng kín.
99% dung dịch và gel vệ sinh hiện tại, không minh bạch độ pH của sản phẩm và phần lớn, đều chỉ đạt độ pHp ở mức 5-6, mức mà theo các chuyên gia y tế, là không đủ ức chế các vi sinh vật gây viêm.
Chính vì thế, chị em cần lựa chọn sản phẩm vệ sinh phụ nữ an toàn và hiệu quả giữa vô vàn các sản phẩm có mặt trên thị trường. Các chuyên gia sản phụ khoa khuyên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ hằng ngày để hỗ trợ chăm sóc vùng kín, tốt nhất là sản phẩm có độ pH đạt chuẩn từ 3.8 – 4.5 với thành phần tự nhiên như Acid hyaluronic, Acid lactic, không có chất kích ứng và không gây tác dụng phụ.
Ngoài ra, sau mỗi lần đại tiện hay tiểu tiện cần lau bằng khăn giấy mềm loại không mùi thơm, 100% bột giấy nguyên chất để đảm bảo không bị kích ứng. Lau từ trước ra sau để đảm bảo cho vi khuẩn không lan từ hậu môn đến vùng trước gây viêm âm đạo. Do bộ phận sinh dục của phụ nữ là nơi có nhiều nếp gấp, khe kẽ, âm đạo lại nằm giữa niệu đạo và hậu môn nên mỗi lần đi tiểu tiện không vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi trùng cư trú, gây viêm nhiễm.
Những ngày có kinh nguyệt vùng kín đặc biệt nhạy cảm hơn, nó cũng có mùi hôi khiến cho nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn có thể phát triển mạnh hơn. Đừng tiết kiệm băng vệ sinh, tốt nhất là thay cái mới từ 3 – 4h đồng hồ. Những lần thay băng vệ sinh cũng nên rửa vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ nữ, tốt nhất là sản phẩm có độ pH đạt chuẩn từ 3.8 – 4.5 với thành phần tự nhiên như Acid hyaluronic, Acid lactic, không có chất kích ứng và không gây tác dụng phụ để đảm bảo cho “cô bé” thoáng sạch, giảm mùi hôi và nguy cơ nấm ngứa.
Mỗi một bộ phận trên cơ thể chúng ta dù là nhỏ nhất nhưng nó vẫn giữ một vai trò nhất định cho sức khỏe và phần ” rừng rậm” cũng thế. Lớp lông ở vùng kín có vai trò bảo vệ và giảm khả năng trầy xước trong các hoạt động thường ngày: cọ sát với quần áo, chạy nhảy,ngồi trên yên xe…Vì thế, nếu chúng ta dọn sạch cỏ vùng kín thì lớp da mỏng manh này sẽ dễ bị tổn thương hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn muốn làm sạch vùng ” rừng rậm: để có được cảm giác tự tin và gợi cảm mỗi khi diện đồ bơi hay để dễ dàng hơn mỗi khi vệ sinh vùng kín hằng ngày. Điều này không hề sai, thế nhưng bạn cũng cần ghi nhớ một vài điều dưới đây:
Sau mỗi cuộc yêu, chỗ ấy thường bị tác động và cọ sát mạnh nên dễ tổn thương hơn vì thế bạn cần rửa thật nhẹ nhàng, không cào gãi, không cố làm sạch bên trong bằng cách thụt rửa sâu. Chú ý, không nên vôi vàng rửa vùng kín ngay mà hãy chờ khoảng 30 phút sau rồi thực hiện để tránh nguy cơ vi khuẩn thâm nhập vào gây viêm nhiễm ngược tại âm đạo.
Nếu bạn sử dụng gel bôi trơn để hỗ trợ trong quá trình diễn ra cuộc “yêu”, bạn nên chọn sản phẩm gel bôi trơn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không màu, không mùi, có độ pH đạt chuẩn 3.8 – 4.5, phù hợp với môi trường sinh lý vùng kín, phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa.
Sau mỗi lần “vượt cạn” nhất là những mẹ sinh thường thì vùng kín bị tổn thương không ít vì thế cần chăm sóc cẩn thận để tránh viêm nhiễm về sau cũng như “cửa mình” được nhanh chóng hồi phục lấy lại kích thước như ban đầu.
Sau khi sinh, thì sản dịch tiết ra khá nhiều nên chị em cần thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi ngày 3 -4 lần, điều này có thể diễn ra khoảng nửa tháng thì hết. Nếu quá trình kéo dài hơn và sản dịch có màu đỏ hoặc ra rất ít thì nên báo lại cho chuyên gia sản khoa vì đây là những dấu hiệu bất thường.
Về cách rửa vùng kín, sử dụng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng dành cho mẹ bầu trước, trong và sau sinh có thành phần tự nhiên, dạng bọt mịn, độ pH đạt chuẩn 3.8 – 4.5 không chỉ giúp mẹ bầu vệ sinh, làm sạch, tạo mùi thơm dịu nhẹ cho vùng kín, mà còn giúp vùng kín hàng ngày được dưỡng ẩm, cân bằng hệ vi sinh, ức chế các vi sinh vât gây viêm xâm lấn và phát triển. Sau khi rửa xong thì thấm khô với khăn sạch. Tuyệt đối tránh làm khô thoáng vùng kín bằng việc thoa rắc phấn rôm lúc vừa mới tắm xong.
Vì theo ý kiến của tiến sĩ Ahmed Ismail, một chuyên gia phụ khoa tại London cho biết phụ nữ vẫn không nên sử dụng phấn rôm để vệ sinh vùng kín. Lý do không phải là loại bột này sẽ gây ung thư mà là làm như vậy có thể gây nhiễm trùng vùng chậu hoặc nhiễm trùng âm đạo, dẫn đến vô sinh hoặc các cơn đau mãn tính.
Một vài mẹ trải qua giai đoạn này vẫn có nhiều khí hư và ngứa, nhiều người thường áp dụng mẹo dân gian như rửa với nước muối hay lá trà xanh. Tuy nhiên, chúng ta cũng chỉ nên rửa ngoài không ngâm mình trong chậu.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin đúng đắn để chăm sóc, bảo vệ vùng yêu thương, giúp chị em phụ nữ luôn tự tin, quyến rũ và khỏe mạnh.