Âm đạo là phần mô cơ và ống của cơ quan sinh dục nữ kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Bên ngoài cửa âm đạo được bao phủ một phần bởi một màng được gọi là màng trinh, tận cùng bên trong là cổ tử cung nối vào âm đạo.
Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong bộ máy sức khỏe mà âm đạo còn thực hiện chức năng sinh sản vì thế dễ xảy ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Trong âm đạo nữ giới vốn dĩ đã tồn tại các vi trùng, ký sinh trùng và các loại nấm có hại. Khi gặp phải môi trường thích hợp, chúng sẽ sinh sôi nảy nở và phát triển quá độ gây viêm nhiễm tại chỗ, dẫn đến chị em mắc bệnh viêm âm đạo.
Các báo cáo nghiên cứu y khoa đã cho biết 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15-45) bị viêm phụ khoa và thường xuyên tái phát, hơn 65% trường hợp bị tái phát sau điều trị, 30% biến chứng sang bệnh phụ khoa khác và 20% mất khả năng làm mẹ.
- Triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa
- Ra nhiều khi hư bất thường, khí hư có màu trắng đục hoặc vàng, xanh ở dạng đặc quánh hoặc loãng, sủi bọt, vón cục, lợn cợn,… và có mùi hôi khó chịu.
- Sưng đau, ngứa rát, tấy đỏ và có mụn nhọt, vết loét ở vùng kín.
- Đau khi quan hệ tình dục và ra máu sau khi quan hệ.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh.
- Ra máu âm đạo bất thường khi không phải chu kỳ kinh nguyệt, khi mãn kinh.
- Đau và khó chịu ở vùng bụng dưới, vùng chậu, đau mỏi lưng.
- Tiểu buốt, tiểu rát, tiểu đau, tiểu ra mủ và có cảm giác buồn tiểu liên tục.
- 6 Nguyên nhân gây ra viêm phụ khoa
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến cho các vi sinh vật gây viêm từ bên ngoài, từ hậu môn dễ dàng xâm nhập đến các bộ phận sinh dục của chị em nữ giới và gây viêm phụ khoa.
- Thụt rửa sâu trong âm đạo hay sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm, dung dịch có nồng độ kiềm cao để vệ sinh khiến cho môi trường âm đạo mất cân bằng pH, tiếp đó mất cân bằng vi sinh, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
- Mặc đồ lót chật chội, ẩm ướt, không thấm hút mồ hôi khiến cho vùng kín luôn trong tình trạng nóng ẩm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm gây viêm phát triển gây viêm phụ khoa.
- Sức đề kháng kém, rối loạn nội tiết tố cũng khiến chị em nữ giới dễ bị vi sinh vật gây viêm tấn công, gây viêm phụ khoa.
- Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình và quan hệ khi một trong 2 người mắc bệnh viêm nhiễm sẽ khiến cho vi khuẩn, nấm gây viêm thông qua đường tình dục lây nhiễm đến các bộ phận sinh dục và gây viêm nhiễm phụ khoa ở nữ giới.
- Việc thực hiện nạo phá thai không an toàn hoặc sinh đẻ nhiều lần khiến cho âm đạo giãn rộng, tử cung và buồng trứng bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm gây viêm dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây viêm phụ khoa.
BẢN CHẤT NGUYÊN NHÂN VIÊM PHỤ KHOA LÀ DO VI SINH VẬT GÂY VIÊM
- Do tạp khuẩn Gardnerella vaginalis
- Do nấm Candida albicans
- Do do trùng roi Trichomonas vaginalis
- Do nhiễm Lậu
- Ảnh hưởng của viêm phụ khoa
Các triệu chứng viêm âm đạo nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây hưởng sức khỏe và chất lượng sống của người phụ nữ
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày:Các triệu chứng khó chịu ở “vùng kín” khiến chị em muốn cào, gãi, thụt rửa âm đạo liên tục, gây ảnh hưởng đến công việc, đời sống tình dục…
- Gây một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác: Viêm âm đạo kéo dài, các vi khuẩn gây bệnh có thể tấn công sâu vào bên trong gây viêm các bộ phận khác: viêm vùng chậu, viêm niệu đạo, viêm nội mạc tử cung…
- Viêm âm đạo gây vô sinh ở nữ giới :Viêm âm đạo kéo dài, khí hư ra nhiều làm tắt nghẽn ống dẫn trứng cản trở trứng gặp tình trùng, hơn nữa môi trường âm đạo bị “phá hủy” mất cân bằng tinh trùng bơi vào được cũng không thể sống được => không thể thụ thai (vô sinh – hiếm muộn).
- Nguy hiểm cho thai phụ và ảnh hưởng đến thai nhiPhụ nữ mang thai bị viêm âm đạo có tỷ lệ sinh non, sẩy thai, thai sinh ra bị dị tật hoặc chậm phát triển về thể chất và trí não… cao hơn gấp nhiều lần các phụ nữ bình thường khác.
- 6 lưu ý phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa chị em phụ nữ cần biết
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách: đảm bảo vệ sinh vùng kín mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần tự nhiên như Acid hyaluronic, Acid lactic phù hợp với da vùng kín, độ pH đạt chuẩn từ 3.8 – 4.5, có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn dịu nhẹ, giúp vùng kín luôn sạch sẽ. Đặc biệt trong kỳ nguyệt san, các chị em cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ, thay băng vệ sinh mỗi 3 – 4 tiếng/lần để vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi phát triển.
– Không lạm dụng việc thụt rửa âm đạo, vệ sinh vùng kín bằng xà bông, sữa tắm,…
– Đảm bảo vùng kín luôn được thông thoáng bằng cách lựa chọn quần lót phù hợp, chất liệu thấm hút mồ hôi, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát xâm nhập.
– Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh viêm nhiễm từ bạn tình. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.
– Uống nhiều nước giúp loại bỏ nấm men ra khỏi cơ thể nhanh hơn.
– Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin để nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về bệnh viêm nhiễm phụ khoa để có cách phòng tránh, điều trị an toàn, hiệu quả.