10 sai lầm cha mẹ thường mắc “phá hủy” giấc ngủ của trẻ 

Một số bậc cha mẹ thích cho con ngủ trên giường cùng với mình, hy vọng gia tăng sự gắn kết giữa bản thân với con cái.

Một giấc ngủ tốt rất quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Nếu trẻ không được ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến các vấn đề về ngôn ngữ, đọc và ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý). 

Một số bậc cha mẹ thích cho con ngủ trên giường cùng với mình, hy vọng gia tăng sự gắn kết giữa bản thân với con cái nhưng hành động đó không chỉ gây xáo trộn giấc ngủ của trẻ mà còn có thể mang lại nguy hiểm cho chúng. Và đó chưa phải là sai lầm duy nhất các bậc cha mẹ thường mắc đối với giấc ngủ của con mình. 

Muốn trẻ có được giấc ngủ ngon, cha mẹ cần tránh mắc 10 sai lầm sau đây:

  1. Không tạo cho trẻ thói quen đi ngủ 

10 sai lam cha me thuong mac "pha huy" giac ngu cua tre  - 1

Thiết lập cho trẻ thói quen đi ngủ là điều cần thiết, sẽ khiến trẻ đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Một điều quan trọng khác là phải cho trẻ đi ngủ đúng giờ để trẻ biết lúc nào trong ngày sẽ là thời gian ngủ. Tới khi đã hình thành thói quen, trẻ sẽ đi ngủ có lịch trình cố định, thậm chí còn mong đợi giấc ngủ, việc đi ngủ của trẻ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

  1. Không cho trẻ vận động đủ 

10 sai lam cha me thuong mac "pha huy" giac ngu cua tre  - 3

Trẻ nhỏ cũng như người lớn vậy, nếu chúng ta bận rộn và kiệt sức vào ban ngày chắc chắn chúng ta sẽ càng dễ ngủ hơn vào buổi tối. Vì vậy, trong thời gian bé thức cha mẹ hãy cố gắng thu hút bé vào những hoạt động vui chơi càng nhiều càng tốt. Trò chuyện, hát cho trẻ nghe, cho trẻ chơi những trò chơi vận động hoặc dẫn trẻ ra ngoài tận hưởng một ngày đẹp trời – tất cả những việc làm ấy sẽ khiến trẻ mệt nhoài và dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ say hơn vào buổi tối.

  1. Không nhận ra các dấu hiệu trẻ buồn ngủ

10 sai lam cha me thuong mac "pha huy" giac ngu cua tre  - 4

Đôi khi cha mẹ không nhận thấy rằng trẻ đã mệt và cần ngủ trưa. Đợi tới khi đứa trẻ bắt đầu khóc lên cha mẹ mới nhận ra, khiến trẻ hờn dỗi, khóc lóc gây khó khăn và mất thời gian cho trẻ đi vào giấc ngủ. Nếu trẻ cau mày, siết chặt nắm tay, không nhìn cha mẹ mà nhìn chằm chằm vào khoảng không hoặc dụi mắt và tai – điều đó có nghĩa là đứa trẻ nhà bạn đã buồn ngủ rồi đấy!

  1. Không để trẻ học cách tự ngủ

10 sai lam cha me thuong mac "pha huy" giac ngu cua tre  - 5

Cha mẹ có thói quen lắc lư hoặc mát xa nhẹ nhàng cho con thư giãn đồng thời giúp trẻ hiểu rằng đã đến giờ đi ngủ. Nhưng tốt hơn là cha mẹ nên bỏ qua bước ấy, hãy để trẻ học cách tự thư giãn rồi đi vào giấc ngủ mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ. 

Bạn sẽ thấy đứa trẻ của mình thậm chí lăn lộn trên giường và phát ra những âm thanh khó hiểu nhưng chớ phản ứng với bất kỳ âm thanh nào. Điều đó không có nghĩa là trẻ còn thức và cần sự giúp đỡ của bạn. Trẻ phải trải qua những giai đoạn khác nhau của giấc ngủ và việc bạn đến kiểm tra có khả năng sẽ đánh thức chúng dậy. Thêm nữa, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có cha mẹ kiên nhẫn chờ đợi chúng đi vào giấc ngủ sẽ là những đứa trẻ giàu tính tự lập.

  1. Cho trẻ ngủ trong phòng có ánh sáng mạnh

10 sai lam cha me thuong mac "pha huy" giac ngu cua tre  - 6

Nhiều người cho rằng khi cho trẻ ngủ trưa nên để trẻ ngủ ở phòng có ánh sáng mạnh để trẻ học cách phân biệt ngày đêm. Tuy nhiên, đó là một quan niệm sai. Bóng tối vừa giúp trẻ thư giãn vừa thúc đẩy sản xuất melatonin – một loại hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ.

  1. Chuyển từ cũi sang giường quá sớm

Cho dù em bé của bạn đã lớn hơn chiếc cũi hoặc bạn sắp sinh em bé khác thì cũng đừng vội vã chuyển trẻ lên giường. Hầu hết trẻ em chuyển từ cũi lên giường trong độ tuổi từ 18 tháng tới 3 tuổi rưỡi. Nếu bạn di chuyển trẻ quá sớm, giấc ngủ của trẻ sẽ bị xáo trộn, khiến trẻ không thoải mái. 

10 sai lam cha me thuong mac "pha huy" giac ngu cua tre  - 7

Thậm chí bạn còn có thể bắt gặp con mình lang thang trong nhà giữa đêm, vì trẻ đã quen với cũi có các thanh chắn xung quanh nên trẻ không thể tự nằm yên một chỗ được mà không có cũi. 

Nếu trẻ bắt đầu biết đi và trèo ra khỏi cũi, bạn có thể xem xét việc chuyển trẻ lên giường. Ngoài ra, nếu bạn đang tập cho con ngồi bô, việc di chuyển trẻ lên giường cũng có ý nghĩa để trẻ tự lập đi vệ sinh.

  1. Ngăn chặn mọi tiếng ồn

10 sai lam cha me thuong mac "pha huy" giac ngu cua tre  - 8

Loại bỏ tất cả những tiếng ồn ào khỏi giấc ngủ của trẻ cũng không phải là một ý kiến hay. Nếu em bé của bạn chỉ ngủ được trong môi trường tĩnh lặng, trẻ sẽ khó ngủ khi có tiếng động dù là nhỏ nhất, mà để tạo ra một môi trường yên lặng tuyệt đối là điều rất khó khăn.

  1. Để trẻ thức quá lâu

10 sai lam cha me thuong mac "pha huy" giac ngu cua tre  - 9

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng giữ cho con tỉnh táo càng lâu thì bé sẽ càng mệt mỏi, đi vào ngủ nhanh hơn và giấc ngủ được dài hơn. Tuy nhiên chính điều đó lại làm rối loạn giấc ngủ của trẻ, khiến giấc ngủ ngắn của bé bị ngắn lại. Những giấc ngủ ngắn là bình thường với trẻ sơ sinh nhưng với những trẻ lớn yêu cầu giấc ngủ trưa dài hơn. Nếu giấc ngủ trưa của bé bị ngắn lại, bé thậm chí sẽ bỏ qua cả giấc ngủ trưa ấy.

  1. Ngủ chung giường với con

10 sai lam cha me thuong mac "pha huy" giac ngu cua tre  - 10

Một số cha mẹ chọn cách ngủ chung giường với con, tuy nhiên cách làm đó sẽ khiến trẻ khó ngủ trở lại trong cũi khi không có cha mẹ nằm cạnh. Ngoài ra ngủ chung giường với con còn làm gia tăng SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) và các trường hợp tử vong liên quan đến giấc ngủ khác.

  1. Để bé ngủ trưa quá lâu

10 sai lam cha me thuong mac "pha huy" giac ngu cua tre  - 11

Việc trẻ sơ sinh ngủ từ 13 đến 15 giờ mỗi ngày là chuyện bình thường. Tuy nhiên, khi con bạn lớn hơn, không nên cho chúng ngủ trưa quá 3 giờ mỗi ngày. Ngủ quá nhiều trong ngày khiến lịch trình đi ngủ bị xáo trộn, trẻ khó ngủ vào giấc đêm và ngủ không được sâu giấc.

Theo Hải Đường (Khám phá)